Cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn mẹ nên biết

Cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả sẽ giúp bố mẹ trút bỏ được những lo lắng, liên quan đến tình trạng này, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con. Vấn đề nằm ở chỗ, chữa táo bón cho trẻ như thế nào mới mang lại hiệu quả - đây là vấn đề không đơn giản vì trẻ ở các độ tuổi đều có thể bị táo bón và có cách hỗ trợ cải thiện khác nhau. 

1136

Táo bón là bệnh lý không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh khiến bé cảm thấy rất khó chịu vì đau rát, thậm chí có thể đi nặng ra máu. Tình trạng táo bón cũng ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ như con đầy bụng khó tiêu, khiến bé ăn không ngon hoặc không muốn ăn. Để cải thiện tình trạng táo bón cho bé hiệu quả, tùy giai đoạn phát triển – tức tùy độ tuổi của con, cũng như tùy vào mức độ con táo bón, mà bố mẹ có những lựa chọn chữa cho bé thật phù hợp. 

>> Xem thêm: Tại sao chúng ta phải vận động nhiều hơn và ngồi ít đi

Nội dung

1. Nhận biết táo bón ở trẻ sơ sinh

Dấu hiện nhận biết rõ nhất bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng chậm đại tiện hoặc đi đại tiện nhưng phân dính, khó ra. Mỗi lần đi đại tiện, trẻ phải rặn khó khăn gây ra tình trạng khó chịu, đau rát. Thường thì da trẻ sơ sinh khá mỏng và nhạy cảm nên khi bé đại tiện khó, da mặt thường ửng đỏ, xì hơi có mùi khó chịu.

Một biểu hiện nữa để bố mẹ nhận biết tình trạng táo bón ở trẻ là bụng trẻ hơi bị phình, trẻ hay bị khó chịu, ì ạch, không chịu ăn hoặc ăn ít hơn, bé chậm tăng cân, ban đêm khó ngủ hoặc hay bị giật mình, hay quấy khóc. Táo bón làm trẻ biếng ăn hơn, do khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém, cơ thể phát triển không như bình thường. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới nhiều bệnh lý khác về đường tiêu hóa. Vì thế, bố mẹ cần trông nom trẻ kỹ lưỡng để nhanh chóng phát hiện tình trạng táo bón của con, dù là mức độ nhẹ nhất, tìm cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh kịp thời, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. 

2. Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh ở các giai đoạn

2.1 Giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn

Khi mẹ bị táo bón và bé bú sữa mẹ cũng có thể bị táo bón theo. Hoặc do chế độ ăn uống của mẹ chưa đảm bảo, ăn quá nhiều đồ cay hoặc đồ nóng, ít chất xơ, sẽ gây ảnh hưởng đến bé trong quá trình bú sữa, dẫn tới táo bón. Táo bón ở trẻ sơ sinh còn mắc phải do tình trạng nóng sốt kéo dài, cơ thể ra nhiều mồ hôi dẫn tới mất nhiều nước, do tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị, thuốc bổ,…

Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn này là mẹ cần ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, sữa tươi… Hạn chế dùng các món ăn có tính chất nóng, cay. Cần nhẹ nhàng hơn khi vận động và có thể bổ sung thêm chất xơ Natufib cho cơ thể. Bên cạnh đó, hãy thực hiện động tác massage xoa bụng cho trẻ 2 lần mỗi ngày vào thời điểm nhất định. Mỗi lần làm trong khoảng 10 phút hoặc có thể vận động 2 chân cho bé như động tác đi xe đạp. Cách này phối hợp việc cải thiện dinh dưỡng của mẹ, chắc chắn sẽ cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón ở trẻ.

2.2 Trẻ uống sữa công thức kèm bú sữa mẹ hoặc giai đoạn uống sữa công thức

Do sữa ngoài , sữa công thức khó tiêu và dễ gây nóng nên so với những bé bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài dễ bị táo bón hơn. Đặc biệt, tùy vào cơ địa mỗi bé có thể thích hợp với một loại sữa nhất định. Việc sử dụng sữa chưa phù hợp hoặc thiếu chất xơ làm bé dễ bị táo bón.

Trong trường hợp này, cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh trước tiên là bố mẹ nên đổi loại sữa khác cho con. Hãy chọn loại sữa có đầy đủ dưỡng chất hơn, chứa nhiều chất xơ Fos. Nên tham khảo chỉ định sử dụng sữa của các chuyên gia dinh dưỡng, nên pha sữa với nước ấm đúng lượng nước và không nên pha lẫn vào các loại nước khác như nước cơm, cháo hay nước ép trái cây.

Nếu vấn đề bị táo bón không phải do sữa, bố mẹ nên bổ sung thêm chức uống chứa nhiều chất xơ Natufib dạng nước hoặc bột hòa tan. Thực hiện xoa ấm bụng cho trẻ nhiều lần trong ngày, khoảng 2 – 3 ngày sẽ thấy bệnh táo bón được cải thiện rõ rệt.

2.3 Giai đoạn bé ăn dặm

Do cơ thể trẻ không kịp thích nghi với sự thay đổi thức ăn quá nhanh nên dễ bị táo bón – đây là tình trạng phổ biến dễ gặp nhất. Trong thời kỳ ăn dặm, nếu thức ăn dặm cho trẻ quá đặc và giàu chất đạm, bé lại không uống nhiều nước, hẳ sẽ dẫn tới cơ thể thiếu nước và chất xơ gây ra táo bón. 

Áp dụng cách chữa táo bón hoặc phòng tránh táo bón cho trẻ sơ sinh ở giai đoạn này, bố mẹ cần cho bé ăn dặm đúng cách từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, từ ngọt đến mặn, từ đơn giản mới chuyển dần sang kết hợp có chất đạm, từ thực phẩm/ món ăn riêng lẻ đến kết hợp nhiều nguyên liệu.

Việc từng bước thực hiện ăn dặm đúng cách sẽ tạo khoảng thời gian phù hợp nhất định, để cơ thể bé thích nghi với sự thay đổi thức ăn một cách từ từ, cải thiện hoặc tránh được táo bón. Bố mẹ cũng cần bổ sung thêm thức ăn xanh và cho bé uống nhiều nước lọc khi con đã qua thời gian tập ăn dặm và đã ăn dặm tốt hơn.

Bố mẹ cũng đừng quên thực hiện các bài tập massage bụng cho bé, hay tập cho bé đi đại tiện hàng ngày, bởi đây là cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh nhanh và hiệu quả.

Với những chia sẻ về cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh cụ thể ở từng thời điểm như trên, hy vọng bố mẹ đã nắm được lưu ý cần thiết giúp bé yêu không táo bón, luôn khỏe mạnh và phát triển tốt. Chúc bé của các bố mẹ hay ăn chóng lớn và luôn vui vẻ nhé.