Hướng dẫn biên tập, soạn thảo nội dung trong WordPress

Trong một bài viết trước đây mình đã hướng dẫn bạn cách đăng bài mới trên WordPress, nhưng nó chỉ là chỉ dẫn tổng quan, đơn thuần liên quan đến việc xuất bản nội dung lên website mà thôi, và không có chỉ dẫn chi tiết nào cho việc biên tập, trình bày nội dung toàn diện cả. Bài viết này ra đời để bổ sung cho thiếu sót đó.

1701

Trong một bài viết trước đây mình đã hướng dẫn bạn cách đăng bài mới trên WordPress, nhưng nó chỉ là chỉ dẫn tổng quan, đơn thuần liên quan đến việc xuất bản nội dung lên website mà thôi, và không có chỉ dẫn chi tiết nào cho việc biên tập, trình bày nội dung toàn diện cả. Bài viết này ra đời để bổ sung cho thiếu sót đó.

Giao diện viết bài mặc định của WordPress trông giống như thế này:

01-giao-dien-bien-tap-wordpress-9179783-8200457

Ngay dưới chữ Add New Post là tiêu đề của bài viết. Còn khoảng trắng rộng phía dưới là nội dung chính.

Thẳng hàng với chữ Paragraph, ở phía trên nội dung và dưới tiêu đề là các tùy chọn cho việc soạn thảo:

Bôi đậm

In nghiêng

Danh sách dạng chấm tròn như này:

  • A
  • B
  • C

Danh sách dạng số:

  1. A
  2. B
  3. C

Trích dẫn:

Tôi đã bảo rồi mà. WordPress hay lắm.

Căn trái

Căn giữa

Căn phải

Và cuối cùng là liên kết đến trang khác.

Có thêm một số tính năng nữa nếu bạn nhấn vào biểu tượng ngoài cùng, nhưng nói chung, vẫn thiếu rất nhiều so với nhu cầu của đa số mọi người.

Để mở rộng khả năng của trình soạn thảo bạn cần cài đặt plugin có tên gọi TinyMCE Advanced.

Bạn sẽ thấy giao diện biên tập thay đổi ngay lập tức sau khi kích hoạt:

02-trinh-soan-thao-nang-cao-6136532-6030383

Và mình sẽ sử dụng nó để hướng dẫn bạn trong bài viết này.

Bắt đầu từ trên xuống dưới.

Nội dung

1. Tiêu đề

Cách chọn tiêu đề có thể mô tả thành 3 quy tắc ngắn gọn sau đây:

  • Chính xác: nghĩa là đúng với những gì bạn viết, không thể “treo đầu dê bán thịt chó”. Bởi vì như thế cùng lắm bạn chỉ “bán” được một lần mà thôi.
  • Hấp dẫn: cùng một ý hiểu chính, nhưng cách viết tiêu đề hấp dẫn sẽ giúp bạn thu hút được nhiều người đọc hơn. Vì xét cho cùng, nếu họ không thấy tiêu đề đủ sức lôi cuốn họ sẽ không click = phần nội dung không được đọc = phí hoài 95% công sức.
  • Xem xét các yếu tố SEO liên quan đến tiêu đề: như độ dài ký tự (khoảng 60 để không bị cắt ngắn trên kết quả của máy tìm kiếm) & nhất định phải có từ khóa chính mà bạn định SEO.

2. Đường dẫn tĩnh

Ngay khi bạn đặt tiêu đề cho bài viết, trình soạn thảo sẽ tự động tạo đường dẫn tĩnh (permalink) cho bài giống như thế này:

Đường dẫn tĩnh này thường khá dài và bạn cần nhấn vào Edit để sửa lại nhắm tối ưu hóa nó. Yêu cầu là ngắn gọn (dưới 5 từ) và có các từ khóa quan trọng nhất.

Ví dụ mình sửa lại như dưới đây (sửa xong bạn nhấn OK):

Phần này mình có nói rất chi tiết trong bài viết: Cấu trúc URL cho WordPress.

3. Add Media

07-add-media-1166508-4419089

Dùng để thêm ảnh vào bài viết. Bạn cần thêm ảnh vào phần nào của bài thì bạn để con trỏ chuột tại đó, sau đấy bạn click vào Add Media rồi nhấn Select Files để chọn ảnh từ máy tính của bạn:

03-chon-anh-tu-may-tinh-8065461-1254743

Up ảnh thành công bạn sẽ thấy bên tay phải có hình như sau:

Ở phần Alt Text bạn không bao giờ được quên thêm nội dung mô tả bức ảnh vào, nếu không nó sẽ không tốt cho SEO (tối ưu hóa máy tìm kiếm). Ví dụ, giả sử ảnh bạn up là về nội dung “biên tập nội dung cho wordpress” chẳng hạn thì chỗ Alt Text (Văn bản thay thế) bạn cần gõ: “bien tap noi dung cho wordpress”.

Nếu Alt được dùng dành riêng cho SEO (máy tìm kiếm) thì phần Caption / Chú thích là phần người biên tập viết thêm nội dung mô tả ảnh cho người dùng đọc:

Mô tả ảnh tạo ra văn bản sát kề ảnh, ở đấy bạn có thể thêm thông tin chú thích giúp người dùng hiểu hơn ý nghĩa bức ảnh. Văn bản bạn đang đọc chính là nó!

Thêm một chút về cách đặt tên ảnh. Tên ảnh cũng nên có tính mô tả, bạn cần tránh tên ảnh kiểu như SS_12435.jpg (các máy ảnh số thường có tên tự động kiểu này).

Ví dụ ảnh về nội dung bài viết ở trên nên có tên như sau: bien-tap-noi-dung-wordpress.jpg

Cuối cùng bạn nhấn Insert into post để chèn ảnh vào bài viết.

Nếu ảnh có kích cỡ không như bạn mong muốn (thường WordPress thu nhỏ bức hình lớn lại) thì bạn click vào ảnh rồi chọn Edit.

08-edit-anh-wordpress-9427478-7843497

Sau đó ở khu vực Size bạn chọn kích cỡ ảnh mà mình muốn (Full Size nghĩa là kích cỡ đầy đủ / Custom Size là chỉnh sửa kích cỡ theo ý riêng của bạn):

09-chinh-kich-co-anh-wordpress-6400906-1941041

Ngoài ra bạn có thể chỉnh ảnh để nó căn trái, giữa hoặc phải, nó chính là các biểu tượng thẳng hàng với chữ Edit khi bạn click vào ảnh.

Tôi có viết riêng một bài rất chi tiết về cách quản lý, thao tác với ảnh trên WordPress có nói kỹ hơn nữa về phần này và các vấn đề liên quan.

4. Trực quan / Văn bản hay Visual / Text

Theo mặc định giao diện biên tập của bạn là Trực quan (WP tiếng Việt) tương ứng với Visual (WP tiếng Anh), vì nó là cách thức biên tập tiện dụng nhất cho phần lớn người dùng.

Nếu bạn click vào Văn bản hay Text nó sẽ chuyển sang dạng biên tập dựa trên mã nguồn. Cái này trông sẽ khá kỳ dị như thế này:

Vậy tác dụng của nó là gì?

Một trong những tác dụng hay dùng nhất đó là để chèn nhạc, video vào WordPress, vì thủ tục chèn nhạc cần copy mã nhúng từ trang khác về nên bạn cần chuyển sang trình Text để paste vào.

Ngoài ra một số điều chỉnh mà bạn thấy khó khăn với giao diện Trực quan/Visual thì hãy chuyển nó sang Văn bản/Text để sửa đổi, ví dụ như các lỗi khoảng trắng quá lớn chẳng hạn (nếu bạn chưa hiểu điều này là gì thì cũng đừng lo lắng).

Phần tiếp theo đáng ra sẽ là cái này:

10-bo-qua-khong-noi-1496611-7949834

Nhưng bên trong nó chỉ có một vài công cụ bạn hay dùng nên tôi sẽ nói sau khi cần thiết. Chúng ta sẽ xuống tiếp phần dưới nó luôn.

5. Chia mục & phân đoạn bài viết bằng các tiêu đề phụ

12-chia-muc-phan-doan-8342319-4194396

Các bài viết muốn dễ đọc quét cần được chia thành các mục dựa trên tiêu đề phụ – chúng tuy vẫn gắn kết với nhau nhưng ta dễ dàng thấy được tính độc lập của từng phân đoạn. Ví dụ như bài này bạn thấy là nó có các mục từ 1 đến 5 (cho đến phần đang được viết là mục 5.). Bạn thử tưởng tượng nếu không được chia ra như thế sẽ khó đọc như thế nào.

Click vào biểu tượng trên bạn sẽ thấy nó xổ ra các tùy chọn sau:

13-tuy-chon-tieu-de-phu-8799985-7343827

Giải thích:

  • Paragraph: là đoạn thông thường. Ví dụ đoạn ngay dưới mục 5: “Các bài viết muốn dễ đọc cần được chia mục..cho đến…thế nào” là Paragraph.
  • Heading 1: thường được dùng làm tiêu đề của bài viết rồi. Ví dụ tiêu đề của chính bài này: Hướng dẫn biên tập, soạn thảo nội dung trong WordPress là Heading 1. Vì mỗi bài viết chỉ nên có duy nhất một Heading 1, bạn không nên sử dụng nó lần nữa trong phần nội dung.
  • Từ Heading 2 đến Heading 6: bạn được sử dụng nó thoải mái trong phần nội dung. Chỉ cần chú ý là Heading 2 thì có vài trò quan trọng hơn Heading 3, còn Heading 3 hơn Heading 4 và cứ tiếp nối như vậy. Ngoài ra bạn cần bố cục văn bản có cấu trúc logic. Các Heading làm tiêu đề phụ thường sẽ làm văn bản đó được bôi đậm và to hơn văn bản thông thường (paragraph).
  • Preformatted: là một dạng font chữ giống chữ đánh máy ngày xưa.

6. Các thao tác cơ bản

14-da-noi-roi-7951910-6133933

Phần này thì mình đã nói ở quãng đầu bài viết rồi, ở đây sẽ nhắc lại cho cụ thể hơn một chút thôi. Bất cứ văn bản nào bạn muốn điều chỉnh (chẳng hạn in nghiêng) thì cần di chuột để quét văn bản đó, sau đó mới nhấn vào các biểu tượng trên. Nó rất giống với MS Word (nếu bạn đã từng dùng trình soạn thảo của Microsoft).

Một số phím tắt:

  • Bôi đậm: Ctrl + B
  • In nghiêng: Ctrl + I
  • Gạch chân: Ctrl + U

Còn căn lề trái, giữa, phải, tính năng này áp dụng được cho cả văn bản và hình ảnh bạn nhé.

Cuối cùng là một chút lưu ý về tạo liên kết. Các bài viết của bạn cần liên kết với nhau, nó tạo thành các mối nối nội bộ giúp độc giả dễ dàng khám phá thêm nội dung liên quan trong website. Hoặc khi bạn liên kết với một trang web bên ngoài để cung cấp tài liệu bổ sung cho bài hiện có bạn cũng cần tạo liên kết.

Cách tạo liên kết bắt đầu bằng việc quét văn bản cần liên kết sau đó nhấn vào biểu tượng “mắt xích” bên dưới:

25-bieu-tuong-link-3838154-9777609

Một cửa sổ nhỏ sẽ hiện ra như thế này:

thêm liên kết

Bạn copy và paste liên kết vào ô trống và nhấn enter để xác nhận. Thường thì liên kết sẽ chuyển màu như thế này giúp bạn dễ phân biệt và xác nhận là mình đã chèn liên kết thành công.

Một chú ý nhỏ khi bạn trỏ ra các trang web bên ngoài là hãy chọn các website uy tín, nội dung tốt. Việc liên kết đến các trang web yếu kém, hoặc spam sẽ ảnh hưởng không tốt đến SEO.

Để hủy bỏ một liên kết nào đó, bạn click vào đường link rồi nhấn vào biểu tưởng “bẻ link” như hình dưới:

25-huy-bo-lien-ket-4928785-5440029

Kết thúc với liên kết, giờ chúng ta chuyển sang phần khác.

Nếu bạn nhỡ tay thao tác sai, bạn có thể lùi lại thao tác đó. Sau khi lùi lại nhiều bước, bạn cũng có thể tiến lên thao tác trước, các hành động này có thể được thực hiện qua biểu tượng sau:

26-lui-tien-thao-tac-5531118-2341100

Trong thực tế, tính năng này rất hay dùng và thường sử dụng phím tắt nhiều hơn:

  • Lùi thì nhấn tổ hợp phím Ctrl + Z 
  • Tiến thì nhấn tổ hợp phím Ctrl + Y

7. Chọn font, thay đổi kích cỡ văn bản & đổi màu chữ

Khu vực chọn font và kích cỡ chữ nằm ở đây:

27-chon-font-size-3625436-3468032

Bên trái là tên font (có tên Libre Franklin), bên phải là kích cỡ chữ (12pt).

Loại font và kích cỡ chữ mặc định sẽ do theme quyết định, thường thì nó không có vấn đề gì nhưng cũng có khi làm cho font chữ tiếng Việt không được đẹp. Lúc ấy có thể bạn sẽ cần đổi sang theme khác.

Khi click vào khu vực font, bạn sẽ thấy danh mục các font hiện ra như sau:

28-danh-muc-font-1353499-8821268

Và bạn có thể chọn font mà mình muốn.

Tương tự khi bạn click vào khu vực kích cỡ font, bạn chọn cỡ font mà bạn muốn:

29-chon-kich-co-font-7838744-2990656

Có một lưu ý, việc đổi font chữ và kích cỡ chữ hiếm khi áp dụng với Paragraph (tức là văn bản thông thường), bạn chỉ thi thoảng áp dụng điều này với tiêu đề phụ – tức là các Heading, hoặc một số văn bản đặc biệt khác trên trang.

Để đổi màu chữ bạn quét văn bản cần thao tác rồi click vào đây:

30-doi-mau-chu-8015110-7456816

Một bảng màu sẽ xổ xuống và bạn chọn màu mà mình muốn: xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen,…

8. Chèn thẻ đọc thêm (read more tag)

Nếu bạn không chèn thẻ này vào bài viết, thì bài sẽ hiện ra toàn bộ nội dung mỗi khi người dùng vào trang chủ hoặc thư mục mà đáng ra họ chỉ cần xem một đoạn trích dẫn thông tin nhỏ trước khi quyết định có xem toàn bộ bài nào đó hay không.

Nhiệm vụ của thẻ Read more tag là ngắt đoạn xem trước theo ý của người biên tập.

Tại nội dung đang làm, người biên tập đặt con trỏ chuột vào vị trí muốn ngắt (thường khoảng 10 dòng đầu tiên) rồi nhất nút này:

31-the-doc-them-2875230-6220544

Và trên trình soạn thảo sẽ xuất hiện một đường gạch nhỏ thế này báo hiệu bạn đã làm thành công:

32-chen-thanh-cong-the-read-more-4033281-1466555

9. Chèn bảng vào bài viết

Bảng biểu kẻ ô cũng là một công cụ mà người biên tập hay dùng. Để dùng bảng, bạn click vào biểu tượng:

33-bang-wordpress-3987413-1937269

Một ô chữ nhật xổ xuống và bạn chọn kich cỡ bảng theo ý của mình bằng cách di chuột, sẽ có thông số cho bạn thấy trước kết quả, ở đây tôi chọn kích cỡ bảng là 3 cột x 4 hàng:

34-chon-kich-co-bang-1188546-3756353

Kết quả (các dữ liệu trong bảng là tôi gõ thêm vào cho dễ nhìn):

Cột 1 Cột 2 Cột 3
 A  D  G
 B  E  H
 C  F  I

Cách thức hiển thị ra bên ngoài của bảng sẽ tùy thuộc vào từng loại theme.

Nếu bạn muốn dùng một plugin chuyên dụng cho việc tạo bảng đẹp mắt, tôi nghe nói TablePress dùng rất tốt.

10. Vài tính năng lặt vặt khác

Các ký tự đặc biệt, ít dùng, tuy nhiên với một số người biên tập có thể họ sẽ dùng nó thường xuyên, bạn click vào đây:

41-bieu-tuong-ky-tu-dac-biet-1913156-3419737

Một cửa sổ như này sẽ bật ra để bạn chọn:

40-ky-tu-dac-biet-5082668-2411000

∪∂∅⊗⊇

Đấy mình vừa nhấn thử vài cái ở trên.

Một số thay đổi về mặt định dạng khác:

42-mot-so-dinh-dang-khac-8339069-2129468

Ở trên có:

  • Gạch dưới
  • Số mũ: X5Y3
  • Hóa học: H3NO4

11. Đăng bài viết / Publish

Khu vực xuất bản nội dung nằm bên tay phải ngay cạnh khu vực tiêu đề khi bạn kéo chuột lên cùng.

Nó nằm riêng một trục, bên dưới còn có chuyên mục, thẻ, ảnh đại diện mà chốc nữa chúng ta sẽ nói luôn.

Quay lại chủ đề của phần này, đây là ảnh chụp màn hình khu Đăng bài viết:

39-xuat-ban-noi-dung-5383841-2009112

Giải thích một số phần:

  • Save Draft nghĩa là lưu nháp, bạn lưu bài viết để chỉnh sửa tiếp vào lúc khác (chẳng hạn vài hôm nữa)
  • Preview nghĩa là xem trước, bạn xem trước bài viết xem nó như thế nào, tính năng này không quá hữu dụng vì công cụ trực quan trong khi soạn thảo cũng rất tốt rồi. Nhưng dù sao đây là cách duy nhất giúp bạn giả lập trước Publish nên nó vẫn có ích trong một số trường hợp.
  • Visibility: Public nghĩa là bạn để bài viết này công khai sau khi xuất bản, tức là ai có liên kết cũng xem được. Bình thường tất nhiên bạn nên để mặc định này. Trừ khi bài viết của bạn, bạn chỉ muốn mình bạn xem thì bạn chuyển nó về Visibility: Private hoặc phải nhập mật khẩu mới xem được.
  • Publish immediately nghĩa là xuất bản ngay lập tức sau khi bạn nhấn Publish. Ở đây bạn còn có tùy chọn lên lịch cho bài viết, chẳng hạn đúng 1 tuần sau mới đăng bài.
  • Move to Trash nghĩa là chuyển vào thùng rác, tương đương với việc bạn xóa bài viết, tuy nhiên bài viết thực tế không bị xóa ngay mà phải một thời gian sau mới xóa phòng trường hợp bạn đổi ý.

12. Chọn chuyên mục / Categories

Trong WordPress chuyên mục (thư mục) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều này thể hiện ở chỗ mỗi bài viết bắt buộc phải thuộc về một chuyên mục nào đó, nếu bạn không chọn, nó sẽ được đưa vào chuyên mục Chưa được phân loại / Uncategorized.

Thông thường mỗi blog hay viết nhiều chủ đề khác nhau, và mỗi chủ đề đó được xem như là một chuyên mục, ở đó chứa nhiều bài post liên quan dành riêng cho chủ đề đó. Thí dụ tôi có nhiều bài về WordPress nằm trong chuyên mục có tên WordPress.

Trên thực tế bên cạnh các trang pages, chuyên mục cũng rất hay được đặt vào trong menu của WordPress để giúp người dùng dễ khám phá nội dung trên website hơn.

Khi mới viết bài, điều đầu tiên bạn phải làm là tạo chuyên mục mới (Add New Category):

37-chuyen-muc-5352102-7233255

Bạn gõ tên chuyên mục rồi nhấn Add New Category là xong.

Để chọn chuyên mục cho bài viết bạn chỉ cần tick chọn chuyên mục tương ứng.

13. Thẻ / Tags

Khu vực điều chỉnh thẻ / tags nằm ngay trên Ảnh đại diện và nằm dưới Chuyên mục.

Thẻ là một kiểu phân loại về ý nghĩa nào đó hơi giống chuyên mục nhưng được tạo ra nhằm mục đích giúp bạn đỡ phải tạo ra nhiều chuyên mục con bên trong chuyên mục to.

Ví dụ sẽ dễ hiểu hơn. Chẳng hạn bạn có chuyên mục Kinh tế, và bạn có hàng trăm bài viết về chủ đề này, trong đó bạn chỉ có 9 bài viết về chủ đề kinh tế Trung Quốc, thế thì việc tạo riêng một chuyên mục nữa cho kinh tế Trung Quốc sẽ không cần thiết, thay vào đó bạn sẽ tạo thẻ kinh tế Trung Quốc cho 9 bài đó, và người dùng vẫn dễ dàng tìm được những bài này nhờ nhấn vào thẻ có tên: “kinh tế Trung Quốc”.

Cách thêm thẻ cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần gõ tên thẻ rồi nhấn Add:

38-them-the-tag-cho-bai-6054814-3709589

14. Ảnh đại diện / Featured Image

Đây là chức năng tạo ảnh đại diện cho bài viết, thường ảnh này sẽ hiện ở trên cùng bài viết, và nó cũng là ảnh show ra bên ngoài khi bạn tìm kiếm thông qua thư mục.

Ở góc cuối cùng bên tay phải là nơi bạn chọn Ảnh đại diện (nó nằm cuối cột phải):

35-tao-anh-dai-dien-7226985-9472937

Thao tác up ảnh rất giống với up ảnh thông thường, bạn cũng phải gõ nội dung cho thẻ Alt để tối ưu.

Một điều nhỏ cần chú ý là kích cỡ ảnh. Vì đây là ảnh đại diện nên bạn cần để kích cỡ tối thiểu theo chiều rộng là 600px, và các ảnh up lên (của các bài khác nhau) cần có kích thước tương đối đều nhau (trừ một số theme họ có tính năng nâng cao là tự động điều chỉnh kích cỡ ảnh để chúng hiện lên bằng nhau ở giao diện bên ngoài).

Nếu muốn biết kích cỡ của ảnh, bạn click vào ảnh trên máy tính của mình (hệ điều hành Windows), chọn Properties, chọn tiếp Details để có được thông số chiều rộng & chiều cao của ảnh tính ra px:

chieu-rong-chieu-cao-anh-2161740-8357656

15. SEO

Nếu bạn chỉ quan tâm đến việc tạo ra nội dung mà không quan tâm đến việc có người đọc nó hay không thì bạn chẳng cần quan tâm đến SEO làm gì cả. Tôi biết có vài người như thế, nhưng phần lớn mọi người vì nhiều mục đích khác nhau đều mong muốn có nhiều người đọc nội dung mà họ viết ra.

Ở khía cạnh đặc thù cho WordPress bạn nên dùng thêm plugin có tên Yoast SEO để tối ưu hóa bài viết, link tôi liên kết là bài về cách dùng mà tôi viết riêng cho người mới làm quen blog.

Chúc các bạn có một bài biên tập hoàn chỉnh và tối ưu SEO tốt nhé!