Những điều nên và không nên khi bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh

1650

Sử dụng tủ lạnh hàng ngày nhưng bạn có chắc  là mình hiểu rõ những điều nên và không nên khi bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh . Cách bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh của bạn có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thực phẩm và độ bền của tủ lạnh. Cùng tham khảo những điều nên và không nên khi bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh dưới đây để nâng cao hiệu quả tối đa khi bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh nhé.

Cuộc sống hàng ngày bận rộn , một tuần bạn chỉ có thể đi chợ một lần vì thế tủ lạnh lúc nào cũng đầy ắp thức ăn dự trữ cho cả tuần liền . Tuy nhiên không phải thực phẩm nào cũng được bảo quản một cách giống nhau vì thế đối với việc bảo quản thức ăn trong tủ bạn không nên :

– Không đậy nắp hộp thức ăn khi cho vào tủ lạnh . Nhiều người có thói quen bỏ trực tiếp đĩa , bát hay nồi có thức ăn còn sau bữa ăn vào tủ lạnh mà không đậy nắp hay bọc lại , việc này làm cho hơi nước từ thức ăn bốc lên ảnh hưởng tới mùi vị những thực phẩm khác để cùng trong ngăn đồng thời làm thức ăn bị khô , thêm vào đó mặc dù ở môi trường nhiệt độ thấp việc không đậy thức ăn lại cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm tủ lạnh nhà bạn có mùi thật khó chịu.

– Thực phẩm sống chín để lẫn nhau trong một ngăn tủ lạnh cũng là một điều không nên làm khi bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh . Thực phẩm sống của bạn chưa qua sơ chế kĩ , vẫn còn sống sẽ không đảm bảo an toàn về vệ sinh vì vậy nếu bạn để chúng cùng chỗ với thực phẩm chín thì thực phẩm chín sẽ bị dính lẫn chất bẩn hay vi khuẩn từ thực phẩm sống . Bên cạnh đó những thực phẩm đã được nấu chín thường có mùi đặc trưng , mùi vị này kích thích đến quá trình bảo quản của thực phẩm chín có thể làm giảm thời gian bảo quản thực phẩm.

– Bạn không nên để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh vì như thế luồng khí lạnh sẽ không thể lưu thông khắp các ngăn dẫn đến nhiệt độ bảo quản trong các ngăn tủ không đủ gây hạn chế cho quá trình bảo quản thực phẩm.

– Thói quen để trứng trên cánh tủ cũng là một thói quen bạn nên sửa bởi vị trí cánh tủ là nơi có nhiệt độ cao nhất so với việc bạn để trứng vào hộp cattong chuyên dụng rồi để các ngăn phía trên thì việc bảo quản trứng ở cánh tủ sẽ làm trứng nhanh bị ung ,hỏng hơn.

– Rất nhiều gia đình sử dụng những bình nhựa đựng nước để trong tủ lạnh đặc biệt là vào những ngày hè nóng nực , tuy nhiên khi nước được bảo quản bằng chai nhựa những chất độc hại trong thành phần của nhựa như dioxin, bisphenol , phthalates  trong chai nhựa sẽ tiết ra gây ảnh hưởng đến nước uống.

-Có một số thực phẩm bạn không nên bảo quản bằng tủ lạnh như : khoai tây,cà phê, hành tỏi , bánh mì  bởi vì những thực phẩm này sẽ bị mất đi mùi thơm, suy giảm chất lượng  và gây ra mùi khó chịu đối với các thực phẩm khác . Bánh mì cũng là một trong những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh , bởi bánh mì bảo quản trong tủ lạnh sẽ rất nhanh khô cứng đồng thời mất đi hương vị .

– Không nên rửa rau sống trước khi bỏ vảo tủ lạnh như vậy khiến rau bị nát , kích thích cả quá trình phân hủy của các thực phẩm bên cạnh.

Và để thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh một cách tốt nhất bạn nên áp dụng những biện pháp sau:

– Để thức ăn thừa vào trong hộp kín hoặc bọc bằng màng bọc thực phẩm . Thức ăn nấu xong cần để  nguội vào tủ trong vòng 2 giờ sau khi nấu.

-Đồ ăn sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa sạch, cho vào túi hoặc hộp kín. – Đối với thực phẩm tươi như thịt cá bạn nên bảo quản trên ngăn đá.

– Bảo quản các loại rau , quả như : cải bắp , súp lơ, cà rốt , nho , táo , lê ở nhiệt độ khoảng 0 độ C và độ ẩm 95%. Đối với cà chua , dưa chuột , dưa hấu , hành lá bảo quản ở 4-8 độc C vớ độ ẩm 90-95%. Bí ngô, khoai lang , chuối tiêu bảo quản ở nhiệt độ 10-15 độ C , độ ẩm 60-70%.

– Đảm bảm các ngăn ở tủ lạnh luôn thông thoáng để luồng hơi lạnh có thể dịch chuyển đối lưu quanh tủ .

-Phân loại rau , quả chín để bảo quản , vì rau quả chin để ở ở gần quả xanh sẽ kích thích quá trình chin của rau , quả làm giảm thời gian bảo quản.

-Hạn chế mở tủ lạnh quá lâu . Tốt nhất bạn nên xác định chính xác đồ cần lấy trước khi mở tủ lạnh vì thời gian mở tủ lạnh quá lâu khiến nhiệt độ trong tủ lạnh tăng cao tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi.

-Dùng đồ kim loại để đựng thức ăn bảo quản trong tủ lạnh thay cho đồ nhựa . Vì đồ nhựa có tính năng hấp thụ nhiệt lạnh kém gây tổn hao năng lượng , thời gian làm lạnh lâu.

– Sau hai tuần sử dụng , bạn cần cho tủ lạnh nghỉ ngơi bằng cách vặn mức nhiệt độ về mức off để trong vòng 15-30 phút sau đó cho tủ lạnh hoạt động bình thường .

– Vệ sinh tủ lạnh hàng tuần.

Để có sử dụng tủ lạnh đúng cách có rất nhiều điều  nên và không nên bạn cần biết khi sử dụng tủ lạnh . Cách bảo quản và sử dụng tủ lạnh đúng cách không chỉ giúp bạn bảo quản tốt đồ ăn thức uống mà còn làm tăng tuổi thọ của máy và tiết kiệm điện năng tiêu thụ .