Bồ Đề Tâm là gì? Tại sao chúng ta nên phát tâm Bồ Đề?

1311

Bồ Đề Tâm là gì? Đó là phương tiện để chân tâm khởi tác dụng tích cực trong cỏi trần thế. Bồ Đề Tâm là tâm thái vô hạn, vô biên, vô tận, không bị ngăn ngại bởi phiền não chấp trước của bản ngã nhỏ bé.

Nội dung

Bồ đề tâm là gì?

Đại đức Thích Trúc Thái Minh từng giảng giải: “Bồ đề tâm có thể nói là tinh tủy của Phật Pháp, tức là tâm giác ngộ. Phát Bồ đề tâm nguyện tức là nguyện tu tập đạt được giác ngộ. Cho nên trong giáo Pháp của Phật rất coi trọng tâm Bồ đề”.

>> Bồ đề tâm tương đối và bồ đề tâm tuyệt đối

bo-de-tam-la-gi-tai-sao-chung-ta-nen-phat-tam-bo-de

Bồ đề tâm có thể nói là tinh tủy của Phật Pháp, tức là tâm giác ngộ.

Ý nghĩa của phát Bồ đề tâm

Đại đức Thích Trúc Thái Minh khẳng định: “Chúng ta tu hành cầu thành Phật đạo mà không phát tâm Bồ đề thì không thể thành Phật đạo được. Cũng giống như muốn nấu cát mà lại thành cơm, không thể có. Phải là nhân của phát Bồ đề tâm, phát Bồ đề nguyện và thực hành Bồ đề hạnh mới có thể thành tựu được Phật quả, đạt được giác ngộ tối thượng. Cho nên tâm Bồ đề là tâm rất quý”. Như vậy, người đệ tử Phật khi thực hành tâm nguyện Bồ đề thì sẽ làm các công đức Bồ đề – là công đức rộng lớn vì lợi ích chúng sinh. Các công đức rộng lớn đó vượt qua phước báo của thế gian, vượt qua phước báo của cõi Trời. Nhờ có nguyện này mà người tu hành có lòng tin kiên cố, không bị thối chuyển để đi tới con đường giác ngộ, thành tựu đạo quả.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng từng chia sẻ: “Khi hiểu được ý nghĩa của tâm Bồ đề thì lúc còn cư sĩ, Thầy đã tha thiết, mong mỏi được phát tâm Bồ đề và đúng là nhân duyên hội ngộ đầy đủ, chắc chư Phật cũng gia hộ để Thầy có đủ duyên được phát Bồ đề tâm nguyện”.

bo-de-tam-la-gi-tai-sao-chung-ta-nen-phat-tam-bo-de
Đại đức Thích Trúc Thái Minh trong Lễ phát Bồ đề tâm nguyện (năm 1998) dưới sự chứng minh của Hòa thượng n sư Thích Thanh Từ – Viện chủ Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

>> Lý tưởng Bồ tát đạo và con đường phát Bồ đề tâm ăn chay

Nhân duyên hội đủ, vào ngày 19/6/Mậu Dần (tức 01/8/1998), Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã cùng các huynh đệ thực hiện lễ Phát Bồ đề tâm nguyện dưới sự chứng minh của Hòa thượng Ân sư Thích Thanh Từ – Viện chủ Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt. Đại đức chia sẻ: “Thầy cảm nhận được năng lực của Bồ đề tâm nguyện khi mình chân thật phát rất mạnh mẽ. Và tất cả các sự việc thành tựu đến ngày hôm nay, Thầy nghĩ rằng đều nhờ công đức của Bồ đề tâm”.

Ý nghĩa của Bồ Đề, còn nhiều điều cần nói. Cái tâm nói ở đây khác với cái thường nói, tâm không phải do máu thịt tạo thành, cũng không phải là hư vọng phân biệt tâm thường nói mà là hy vọng, nguyện vọng, tham muốn.

Phật pháp thông thường nói đến “dục” (tham muốn) đều là nói cái không tốt, có ý chê trách. Nhưng nếu nói đến lòng tham muốn thiện pháp thì không phải là không tốt, mà là điều không thể thiếu được đối với người tu học Phật pháp. Nếu không có thiện pháp dục thì sẽ không đi tìm sự giải thoát, không trưng cầu Vô Thượng Bồ Đề. Khi đã có thiện pháp dục rồi thì sẽ theo đuổi những mặt nói trên.

Cho nên, chữ “Tâm” trong Bồ đề tâm có nghĩa là hy vọng, dục cầu, cũng có nghĩa là lập chí. Chúng ta bất luận làm việc gì cũng phải có nguyện vọng, dục cầu, lấy nó làm động lực thì mới có thể hoàn thành được việc ta muốn làm.

Việc thông thường trong thế gian mà còn như vậy, huống gì chúng ta muốn hoàn thành Vô thượng bồ đề, nếu không có nguyện vọng cao cả, dục cầu nhiệt liệt thì làm sao có thể đạt được mục đích thành Phật ? Vậy tự thể nay tức là dục tâm sở trong ngũ biệt cảnh. Cái dục tâm sở này giải thích chính đáng chữ “Tâm” trong phát Bồ đề tâm.

Nhưng phải biết rằng, chính cái dục tâm sở trong biệt cảnh, trên địa vị phàm hữu lậu thông với tam tính; thiện, ác, vô ký, duy cái chí nguyện dục Bồ đề này, khi bắt đầu khởi phát, tức là tùy thuận vô lậu pháp của thiện pháp hữu lậu.

Để cầu được Vô Thượng Bồ Đề mà phát sinh nguyện dục này, dựa trên nguyện dục này mà tiến lên theo hướng mục tiêu muốn đạt tới, công đức pháp vô tận mà Đại Thừa Phật quả có đều do cái dục tâm này sinh ra. Vì vậy chữ “Tâm” trong “Tâm Bồ Đề”, chúng ta không thể coi thường được.

Lại nữa, trong kinh thường hay nói đến vọng tâm, chân tâm và Bồ đề tâm.

– Vọng tâm thì bao quát tất cả những gì thuộc về đầu óc của ta, sự tư duy, nghĩ ngợi, tính toán, cho đến tình cảm, phiền não, vui buồn, yêu ghét, giận hờn. Tất cả hoạt động của những suy tư, tình cảm trên thì xoay quanh một trung tâm mà ta gọi là cái ngã, cái tôi. Cái tôi này, theo Đức Phật, thì không có thực thể, không hiện hữu. Nó chỉ là một quan quan niệm, một sự chấp trước lầm lẫn, rằng bản ngã có thật.

Vọng tâm còn bao quát cả trực giác, tiềm thức, hoặc theo danh từ nhà Phật, thì gọi là thức A lại gia, thức thứ tám, hoặc tạng thức. So sánh về tầm vóc và chiều sâu: Suy tư và tình cảm đem so với thức A Lai Gia thì cũng như vài hạt bụi so với dãy núi Hy Mã Lạp Sơn.

– Chân tâm có nhiều tên: Phật tánh, chân Như, Như Lai Tạng tánh, Pháp giới tánh, thể tánh… Chân tâm thì bất biến, tuyệt đối, vô biên, vô giới hạn, siêu việt ra ngoài sự tưởng tượng, hình dung hay tiếp xúc của cảm quang bình thường. Vọng tâm chẳng làm sao có thể trắc lượng hoặc “thấy” được chân tâm. Mọi kinh nghiệm của giác quan (như bạn ngồi thiền bổng thấy Phật Bồ Tát, hào quang, cảnh nhiệm mầu) đều thuộc phạm vi của vọng tâm chứ không phải của chân tâm.

– Bồ Đề Tâm thì chẳng phải là vọng tâm, nhưng cũng chẳng phải là chân tâm, phải chăng khó hiểu quá? Để cho dễ hiểu, xin lấy ví dụ sau: Vọng tâm là biển nước, chân tâm là mặt trăng, thì Bồ Đề Tâm là bóng trăng trên nước. Ở đâu có trăng thì ở đó có bóng trăng. Bồ Đề Tâm là cái bóng của chân tâm.

Trăng không thể tiếp xúc với nước, nhưng bóng trăng thì gắn liền với nước. Chân tâm thì ở trong phạm vi của tuyệt đối, nó không thể khiến thế gian là cõi tương đối tiếp xúc được. Nhưng Bồ Đề Tâm thì được. Bồ Đề Tâm là phương tiện để chân tâm khởi tác dụng tích cực trong cỏi trần thế. Bồ Đề Tâm là tâm thái vô hạn, vô biên, vô tận, không bị ngăn ngại bởi phiền não chấp trước của bản ngã nhỏ bé. Cũng như bóng trăng vận hành tự tại trên mặt nước, không hề trở ngại.

Do đó cần phải nuôi dưỡng và khởi phát Bồ Đề tâm. Chỉ lo diệt phiền não thôi thì chưa đủ, và không cứu cánh. Như các vị A La Hán lậu tận, dứt hết phiền não, nhưng không thể thành Phật. Thành Phật là do phát triển Bồ Đề Tâm. Nếu bạn nuôi dưỡng được một phần Bồ Đề Tâm thì tự nhiên một phần phiền não sẽ rơi rụng mà bạn chẳng mệt nhọc diệt trừ.

Ví như thay vì kìm hãm tánh giận dữ khi thấy kẻ khác làm lỗi, cố giằng cơn giận; thì bây giờ mình tập tha thứ lỗi họ. Tìm hiểu nhân quả khiến họ sai lầm, nhất là thấu suốt những nhân tố trong tình cảm, quan niệm, để biết cách giúp đỡ “gỡ kẹt” cho họ. Tấm lòng biết tìm hiểu sự khó khăn của kẻ khác, gọi là trí huệ. Chỉ khi có trí huệ, sự tha thứ mới đem tới hiệu quả tích cực. Tha thứ hoài, mà chẳng bao giờ trách cứ ai. Đó chính là trạng thái của Bồ Đề Tâm.

Tại sao chúng ta nên phát tâm Bồ Đề?

Đại đức Thích Trúc Thái Minh từng giảng giải: “Bồ đề tâm có thể nói là tinh tủy của Phật Pháp, tức là tâm giác ngộ. Phát Bồ đề tâm nguyện tức là nguyện tu tập đạt được giác ngộ. Cho nên trong giáo Pháp của Phật rất coi trọng tâm Bồ đề”.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh khẳng định: “Chúng ta tu hành cầu thành Phật đạo mà không phát tâm Bồ đề thì không thể thành Phật đạo được. Cũng giống như muốn nấu cát mà lại thành cơm, không thể có. Phải là nhân của phát Bồ đề tâm, phát Bồ đề nguyện và thực hành Bồ đề hạnh mới có thể thành tựu được Phật quả, đạt được giác ngộ tối thượng. Cho nên tâm Bồ đề là tâm rất quý”. Như vậy, người đệ tử Phật khi thực hành tâm nguyện Bồ đề thì sẽ làm các công đức Bồ đề – là công đức rộng lớn vì lợi ích chúng sinh. Các công đức rộng lớn đó vượt qua phước báo của thế gian, vượt qua phước báo của cõi Trời. Nhờ có nguyện này mà người tu hành có lòng tin kiên cố, không bị thối chuyển để đi tới con đường giác ngộ, thành tựu đạo quả.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng từng chia sẻ: “Khi hiểu được ý nghĩa của tâm Bồ đề thì lúc còn cư sĩ, Thầy đã tha thiết, mong mỏi được phát tâm Bồ đề và đúng là nhân duyên hội ngộ đầy đủ, chắc chư Phật cũng gia hộ để Thầy có đủ duyên được phát Bồ đề tâm nguyện”.

Nhân duyên hội đủ, vào ngày 19/6/Mậu Dần (tức 01/8/1998), Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã cùng các huynh đệ thực hiện lễ Phát Bồ đề tâm nguyện dưới sự chứng minh của Hòa thượng Ân sư Thích Thanh Từ – Viện chủ Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt. Đại đức chia sẻ: “Thầy cảm nhận được năng lực của Bồ đề tâm nguyện khi mình chân thật phát rất mạnh mẽ. Và tất cả các sự việc thành tựu đến ngày hôm nay, Thầy nghĩ rằng đều nhờ công đức của Bồ đề tâm”.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh giảng: “Trong kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật dạy chúng ta làm việc thiện, tu việc thiện mà thiếu Bồ đề tâm thì vẫn là hành động theo Ma vương. Chúng ta hành thiện được phước báo, chúng ta giàu sang phú quý, xinh đẹp rồi sống lâu, mạnh khỏe thì lại thụ hưởng ngũ dục thôi. Thụ hưởng ngũ dục rồi lại sa đọa, chìm đắm. Cho nên, con đường đấy gọi là con đường luân hồi và đúng là con đường của Ma vương. Ma vương thích chúng ta đi luân hồi thật lâu để chúng có bạn; Ma vương không thích giải thoát, nó thích đi luân hồi, nó thích mọi người cùng làm việc xấu, việc ác với nó để cho có đồng bọn. Cho nên chúng ta tuy làm việc thiện mà không có tâm Bồ đề thì chúng ta vẫn là hành động theo ý tưởng của Ma vương”.

Trong “Văn khuyến phát Bồ đề tâm” của Thật Hiền Đại Sư được Đại đức Thích Trúc Thái Minh trích dẫn có đoạn: Bồ đề tâm là chúa tể của mọi thiện Pháp. Phát khởi tất phải có lý do. Lý do ấy nay xin được nói lược mười thứ. Và Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã giảng giải như sau:

“Một là nhớ ơn nặng của chư Phật

Hai là nhớ ơn sinh dưỡng của cha mẹ

Ba là nhớ ơn của Sư trưởng

Bốn là nhớ ơn của đàn na tín chủ

Năm là nhớ ơn chúng sinh

Sáu là nhớ khổ của sinh tử

Bảy là trọng tánh linh của mình

Tám là sám hối nghiệp chướng

Chín là cầu sinh Tịnh độ

Mười là làm cho Phật Pháp tồn tại lâu dài.”

Phát Bồ đề tâm có lợi ích trong rất nhiều kiếp về sau. Khi ấy, chúng ta không làm các việc ác, không bị xui khiến làm các việc ác, không có nhân duyên làm việc ác ở nhiều kiếp sau. Phát tâm Bồ đề tức là chúng ta phát tâm vì lợi ích của chúng sinh; vì lợi ích của chúng sinh nên chúng ta không thể làm việc ác.

Bởi vậy, khi phát nguyện thực hành Bồ đề hạnh, chúng ta sinh ra ở kiếp nào cũng không gặp duyên chơi với người ác, làm các việc ác; mà sẽ biết làm việc thiện giúp chúng sinh được hạnh phúc. Còn nếu chúng ta cũng làm các việc thiện, không cầu Vô thượng Bồ đề thì các việc thiện đó cũng khiến cho chúng ta có phước báu; nhưng theo dòng nghiệp, chúng ta vẫn kết duyên với người ác, khởi ý ác và làm các việc ác.

Nguồn Phật Giáo